Phim truyện truyền hình - Người tình không chung thủy
- Thứ sáu - 13/04/2012 13:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Dấu hiệu “phản bội” của người tình phim truyền hình bắt đầu manh nha kể từ khi việc sản xuất phim truyền hình được xã hội hóa, mở rộng cửa chào đón sự hợp lực của mọi đối tác nhằm đáp ứng yêu cầu chiếm sóng 50% thời lượng so với phim ngoại nhập.
Gần hai chục năm nay, cùng với sự lan tỏa mang tính phổ cập của chiếc tivi, phim truyện truyền hình đã dần trở thành món ăn quen thuộc không thể thiếu đối với đông đảo công chúng. Khán giả màn ảnh nhỏ mau chóng “phải lòng” phim truyền hình có lẽ do thuở ban đầu còn ngơ ngác đã được nhà đài dọn cho những món ngon thuộc hàng “tuyển” của nhiều nước lúc bấy giờ như Nô tì Isaura, Thanh tra Catanic, Người giàu cũng khóc, Đơn giản tôi là Maria, Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên, Trở lại eo biển xanh, Tây du ký, Bao Thanh Thiên, Anh em nhà bác sĩ, …
Chính những bộ phim này đã biến không ít “bạn xem đài” trở thành fan cuồng nhiệt của phim truyền hình để rồi đêm đến nôn nao ngồi chờ giờ phát sóng, cũng như say sưa bàn luận về phim với những người chung quanh vào ngày hôm sau. Những bộ phim truyền hình VN đầu tiên như Mùa hoa cải trên sông, Mẹ chồng tôi (Đài truyền hình VN) của đạo diễn Khải Hưng ra đời vào khoảng giữa thập kỷ 1980 hoặc vào năm 1995 ở Đài truyền hình TP.HCM với Như một huyền thoại của đạo diễn Phan Vũ, Giữa dòng của đạo diễn Trần Mỹ Hà, Tuổi thần tiên của đạo diễn Phan Hoàng,… mặc dầu chỉ là phim một tập riêng lẻ nhưng chính cách dàn dựng chăm chút, cẩn trọng mang dáng dấp của phim truyện nhựa ít nhiều cũng chiếm được cảm tình và gieo vào lòng khán giả một sự kỳ vọng về việc sánh vai cùng bạn bè năm châu trong một tương lai không mấy xa của phim truyền hình Việt. Và rồi, liên tiếp hai bộ phim dài tập đầu tiên, Người đẹp Tây Đô (15 tập) của đạo diễn Lê Cung Bắc ra đời năm 1996 và nhất là Đất phương Nam (11 tập) của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn ra đời năm 1997 như một “cú nháp” thành công của Hãng phim truyền hình TPHCM (TFS) trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập. Đặc biệt, sự xuất sắc của bộ phim Đất phương Nam không những đã làm hài lòng người xem mà còn đem lại cho bộ phim một sự nhìn nhận ở đẳng cấp “kinh điển” về mặt chuyên môn. Đến nay, sau hơn 10 năm ra đời, Đất phương Nam vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình trong cả nước. Tròn 10 năm sau ngày ra mắt bộ phim truyện đầu tiên, hãng TFS lại dọn cho khán giả một bữa đại tiệc với bộ phim Dưới cờ đại nghĩa có độ dài nhất trong số các phim đã từng làm, 78 tập của hai đạo diễn Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam, cũng như mới đây, là một bữa tiệc hoành tráng không kém để đánh dấu tuổi hai mươi của mình bằng bộ phim Vó ngựa trời Nam của đạo diễn Lê Cung Bắc. Bên cạnh những bộ phim truyền hình mang đề tài truyền thống gây dấu ấn mạnh mẽ kể trên, người xem cũng đã dành nhiều thiện cảm cho một số bộ phim dài tập khác như Ngọn nến hoàng cung (đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng), Dòng đời (đạo diễn Lê Cung Bắc), Đồng tiền xương máu (đạo diễn Đinh Đức Liêm),… và mới đây, Ngã rẽ (đạo diễn Nguyễn Tường Phương),… Hãng phim Đài truyền hình Việt Nam (VFC) khởi đi từ Mùa hoa cải trên sông và Mẹ chồng tôi, những bộ phim đã đưa tên tuổi của đạo diễn Khải Hưng lên đài vinh quang, loạt phim Cảnh sát hình sự kéo dài trong nhiều năm được xem là một “đặc sản” thu hút đông đảo người xem. Những năm gần đây, những bộ phim thuộc dạng “hiện thực phê phán” của hãng phim này với cách đặt vấn đề mạnh mẽ, thẳng thắn cộng với chất thâm thúy của “nhân sĩ Bắc Hà”, những bộ phim như Chuyện làng Nhôm, Gió làng Kình, Chạy án, Bí thư tỉnh ủy… cũng là những bộ phim truyền hình được khán giả cả nước chú ý.
Những bộ phim “xem được” kể trên đều là sản phẩm của hai đơn vị làm phim truyền hình Nhà nước. Tất nhiên, con số này vẫn còn là con số quá ít so với con số “đông đảo” còn lại của những bộ phim bị nhanh chóng đi vào lãng quên vì đặc điểm 3D dai, dài, dở, nhưng dẫu sao, ít nhiều nó cũng phác họa được sơ nét gương mặt tích cực của phim truyền hình Việt trong thời gian qua. Có một điểm chung được phát hiện từ sự “tích cực” này là, hầu hết các đạo diễn, nếu không muốn nói là tất cả những người dàn dựng các bộ phim truyền hình trên đều đã được đào tạo chính qui, hoặc đã từng kinh qua tay nghề phim truyện nhựa. Nói một cách khác, đây là những người có nghề và có tâm với nghề. Họ làm phim truyền hình với tâm thế của một đạo diễn phim nhựa, chăm chút và kỹ lưỡng trong từng khuôn hình, xem bộ phim là tác phẩm của chính mình. Mặt khác, làm việc trong cơ chế hãng phim quốc doanh, họ ít bị áp lực về thời gian và tiền bạc. Có bộ phim như Dưới cờ đại nghĩa, đã lấy đi của hai đạo diễn Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam, mỗi người mất đứt sáu năm trời cho bộ phim 78 tập, hoặc chí ít như Vó ngựa trời Nam cũng “đày” đạo diễn tóc hoa râm Lê Cung Bắc ròng rã suốt trong ba năm, và cũng chừng đó thời gian “giam hãm” đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn để anh có được bộ phim truyền hình để đời Đất phương Nam. Và cũng có một điều “chung nhất” dành cho những đạo diễn làm phim cho các hãng phim truyền hình Nhà nước, đó là sự thiệt thòi về thu nhập. Nhuận bút ở đây dẫu có phân chia theo bậc song vẫn được xem là thấp so với mặt bằng giá cả chung của các hãng phim tư nhân. Nhuận bút thấp nhưng đòi hỏi phim làm ra phải chất lượng cao. Phim chất lượng cao thì không thể làm tốc hành hai tập trong ba ngày như các đồng nghiệp ở các đơn vị ngoài quốc doanh. Mà thời gian càng trải dài, tiền cát sê càng bị kéo “mỏng”. Và không thể không kéo dài thời gian khi những bộ phim “made in quốc doanh” hầu hết đều có đề tài “khó nhai”, chỉ riêng việc đi chọn cảnh thôi đã cuốn đi của họ mất không dưới một năm trời như trong trường hợp của các phim Đất phương Nam, Dưới cờ đại nghĩa, Vó ngựa trời Nam, Người đẹp Tây đô,… Và phần thưởng duy nhất mà họ chờ mong không gì khác hơn là sự ghi nhận, yêu mến, quí trọng của người xem.
Dấu hiệu “phản bội” của người tình phim truyền hình bắt đầu manh nha kể từ khi việc sản xuất phim truyền hình được xã hội hóa, mở rộng cửa chào đón sự hợp lực của mọi đối tác nhằm đáp ứng yêu cầu chiếm sóng 50% thời lượng so với phim ngoại nhập. Cầu quá lớn so với cung đã dẫn đến tình trạng ai cũng có thể tham gia làm phim truyền hình bất kể trình độ tay nghề. Sức vóc “con ếch” muốn phình ra bằng “con bò” tất yếu không tránh khỏi chuyện nổ banh xác. Không ít cái gọi là phim truyền hình đã tống vào mắt người xem những câu truyện nhạt nhẽo, những mảnh ghép vụng về, những nhân vật phản cảm,… Cái gọi là phim ấy không đặt nặng yêu cầu thỏa mãn chất lượng món ăn tinh thần cho người xem cho bằng yếu tố thương mại với mục tiêu lấy cho được nhiều post quảng cáo. Phim không còn là đứa con của đạo diễn nữa mà chuyển vai trò “phụ mẫu” sang cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất quyết định tất cả, từ việc đầu tư tiền bạc, chọn kịch bản, tuyển diễn viên,… đạo diễn chỉ còn là người làm thuê theo ý ông bà chủ, không được quyền sắp đặt hoặc sáng tạo theo ý mình. Bài toán lợi nhuận chi phối toàn bộ qui trình làm phim với phương châm nhanh và rẻ nên thường dẫn đến hệ quả cho ra đời những sản phẩm cẩu thả, hời hợt.
Bên cạnh sự xuống cấp do yếu tố lợi nhuận chi phối, phim truyền hình ngày càng trở thành là sản phẩm nghiệp dư do thiếu trầm trọng đội ngũ nhân lực có nghề. Trước một nhu cầu quá cao về số lượng đầu phim lên sóng như vậy, việc đào tạo đội ngũ chuyên môn xưa nay vốn đã quá yếu giờ càng thêm thiếu. Cả nước ta hiện nay gần như không có trường chính qui dạy nghề làm phim truyền hình, nên lực lượng hành nghề được qui tụ từ nhiều nguồn, phần đông là tự học theo kiểu “kẻ đi trước rước người đi sau” thông qua kinh nghiệm. Thỉnh thoảng cũng có những lớp đào tạo ngắn ngày do các chuyên gia Hàn quốc, Trung quốc hướng dẫn để rồi dẫn đến hệ quả không thể khác là phim Việt bị Hàn hóa, Hoa hóa, bị đánh mất “quốc tịch” một cách tự nguyện. Những bộ phim được khán giả chấp nhận như Dù gió có thổi (TVM sản xuất, Chánh Phương thực hiện), Bỗng dưng muốn khóc (BHD), Ngõ vắng, Cổng mặt trời (Lasta), Vật chứng mong manh (Hành tinh xanh),… được coi là của hiếm, là chút ánh sáng le lói cuối đường hầm của các đơn vị làm phim tư nhân.
Người ta thường nói, đi mãi sẽ thành đường và có thể coi phim truyền hình Việt là những bước chân đang dọ dẫm mở đường. Trong hành trình khai phá, đã có những bàn chân may mắn đặt đúng vào trái tim người xem cũng như không thể tránh khỏi những dấu chân ngập ngừng, lúng túng, thậm chí lầm lạc. Thế nhưng, để con đường ấy được mở một cách chính xác và khoáng đãng, cần có một đội ngũ vừa có tâm vừa có tầm. Đội ngũ ấy không chỉ là những người làm nghề mà còn bao gồm cả những người quản lý, biết nhìn xa trông rộng, biết đặt lợi ích của người xem lên hàng đầu. Phim truyền hình sẽ khó tồn tại lâu dài nếu như bị nghiệp dư hóa hoặc mải chạy theo đồng tiền, phản bội lại lòng tin yêu của công chúng./.
Chính những bộ phim này đã biến không ít “bạn xem đài” trở thành fan cuồng nhiệt của phim truyền hình để rồi đêm đến nôn nao ngồi chờ giờ phát sóng, cũng như say sưa bàn luận về phim với những người chung quanh vào ngày hôm sau. Những bộ phim truyền hình VN đầu tiên như Mùa hoa cải trên sông, Mẹ chồng tôi (Đài truyền hình VN) của đạo diễn Khải Hưng ra đời vào khoảng giữa thập kỷ 1980 hoặc vào năm 1995 ở Đài truyền hình TP.HCM với Như một huyền thoại của đạo diễn Phan Vũ, Giữa dòng của đạo diễn Trần Mỹ Hà, Tuổi thần tiên của đạo diễn Phan Hoàng,… mặc dầu chỉ là phim một tập riêng lẻ nhưng chính cách dàn dựng chăm chút, cẩn trọng mang dáng dấp của phim truyện nhựa ít nhiều cũng chiếm được cảm tình và gieo vào lòng khán giả một sự kỳ vọng về việc sánh vai cùng bạn bè năm châu trong một tương lai không mấy xa của phim truyền hình Việt. Và rồi, liên tiếp hai bộ phim dài tập đầu tiên, Người đẹp Tây Đô (15 tập) của đạo diễn Lê Cung Bắc ra đời năm 1996 và nhất là Đất phương Nam (11 tập) của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn ra đời năm 1997 như một “cú nháp” thành công của Hãng phim truyền hình TPHCM (TFS) trong việc sản xuất phim truyền hình nhiều tập. Đặc biệt, sự xuất sắc của bộ phim Đất phương Nam không những đã làm hài lòng người xem mà còn đem lại cho bộ phim một sự nhìn nhận ở đẳng cấp “kinh điển” về mặt chuyên môn. Đến nay, sau hơn 10 năm ra đời, Đất phương Nam vẫn liên tục được trình chiếu trên nhiều kênh truyền hình trong cả nước. Tròn 10 năm sau ngày ra mắt bộ phim truyện đầu tiên, hãng TFS lại dọn cho khán giả một bữa đại tiệc với bộ phim Dưới cờ đại nghĩa có độ dài nhất trong số các phim đã từng làm, 78 tập của hai đạo diễn Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam, cũng như mới đây, là một bữa tiệc hoành tráng không kém để đánh dấu tuổi hai mươi của mình bằng bộ phim Vó ngựa trời Nam của đạo diễn Lê Cung Bắc. Bên cạnh những bộ phim truyền hình mang đề tài truyền thống gây dấu ấn mạnh mẽ kể trên, người xem cũng đã dành nhiều thiện cảm cho một số bộ phim dài tập khác như Ngọn nến hoàng cung (đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng), Dòng đời (đạo diễn Lê Cung Bắc), Đồng tiền xương máu (đạo diễn Đinh Đức Liêm),… và mới đây, Ngã rẽ (đạo diễn Nguyễn Tường Phương),… Hãng phim Đài truyền hình Việt Nam (VFC) khởi đi từ Mùa hoa cải trên sông và Mẹ chồng tôi, những bộ phim đã đưa tên tuổi của đạo diễn Khải Hưng lên đài vinh quang, loạt phim Cảnh sát hình sự kéo dài trong nhiều năm được xem là một “đặc sản” thu hút đông đảo người xem. Những năm gần đây, những bộ phim thuộc dạng “hiện thực phê phán” của hãng phim này với cách đặt vấn đề mạnh mẽ, thẳng thắn cộng với chất thâm thúy của “nhân sĩ Bắc Hà”, những bộ phim như Chuyện làng Nhôm, Gió làng Kình, Chạy án, Bí thư tỉnh ủy… cũng là những bộ phim truyền hình được khán giả cả nước chú ý.
Những bộ phim “xem được” kể trên đều là sản phẩm của hai đơn vị làm phim truyền hình Nhà nước. Tất nhiên, con số này vẫn còn là con số quá ít so với con số “đông đảo” còn lại của những bộ phim bị nhanh chóng đi vào lãng quên vì đặc điểm 3D dai, dài, dở, nhưng dẫu sao, ít nhiều nó cũng phác họa được sơ nét gương mặt tích cực của phim truyền hình Việt trong thời gian qua. Có một điểm chung được phát hiện từ sự “tích cực” này là, hầu hết các đạo diễn, nếu không muốn nói là tất cả những người dàn dựng các bộ phim truyền hình trên đều đã được đào tạo chính qui, hoặc đã từng kinh qua tay nghề phim truyện nhựa. Nói một cách khác, đây là những người có nghề và có tâm với nghề. Họ làm phim truyền hình với tâm thế của một đạo diễn phim nhựa, chăm chút và kỹ lưỡng trong từng khuôn hình, xem bộ phim là tác phẩm của chính mình. Mặt khác, làm việc trong cơ chế hãng phim quốc doanh, họ ít bị áp lực về thời gian và tiền bạc. Có bộ phim như Dưới cờ đại nghĩa, đã lấy đi của hai đạo diễn Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam, mỗi người mất đứt sáu năm trời cho bộ phim 78 tập, hoặc chí ít như Vó ngựa trời Nam cũng “đày” đạo diễn tóc hoa râm Lê Cung Bắc ròng rã suốt trong ba năm, và cũng chừng đó thời gian “giam hãm” đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn để anh có được bộ phim truyền hình để đời Đất phương Nam. Và cũng có một điều “chung nhất” dành cho những đạo diễn làm phim cho các hãng phim truyền hình Nhà nước, đó là sự thiệt thòi về thu nhập. Nhuận bút ở đây dẫu có phân chia theo bậc song vẫn được xem là thấp so với mặt bằng giá cả chung của các hãng phim tư nhân. Nhuận bút thấp nhưng đòi hỏi phim làm ra phải chất lượng cao. Phim chất lượng cao thì không thể làm tốc hành hai tập trong ba ngày như các đồng nghiệp ở các đơn vị ngoài quốc doanh. Mà thời gian càng trải dài, tiền cát sê càng bị kéo “mỏng”. Và không thể không kéo dài thời gian khi những bộ phim “made in quốc doanh” hầu hết đều có đề tài “khó nhai”, chỉ riêng việc đi chọn cảnh thôi đã cuốn đi của họ mất không dưới một năm trời như trong trường hợp của các phim Đất phương Nam, Dưới cờ đại nghĩa, Vó ngựa trời Nam, Người đẹp Tây đô,… Và phần thưởng duy nhất mà họ chờ mong không gì khác hơn là sự ghi nhận, yêu mến, quí trọng của người xem.
Dấu hiệu “phản bội” của người tình phim truyền hình bắt đầu manh nha kể từ khi việc sản xuất phim truyền hình được xã hội hóa, mở rộng cửa chào đón sự hợp lực của mọi đối tác nhằm đáp ứng yêu cầu chiếm sóng 50% thời lượng so với phim ngoại nhập. Cầu quá lớn so với cung đã dẫn đến tình trạng ai cũng có thể tham gia làm phim truyền hình bất kể trình độ tay nghề. Sức vóc “con ếch” muốn phình ra bằng “con bò” tất yếu không tránh khỏi chuyện nổ banh xác. Không ít cái gọi là phim truyền hình đã tống vào mắt người xem những câu truyện nhạt nhẽo, những mảnh ghép vụng về, những nhân vật phản cảm,… Cái gọi là phim ấy không đặt nặng yêu cầu thỏa mãn chất lượng món ăn tinh thần cho người xem cho bằng yếu tố thương mại với mục tiêu lấy cho được nhiều post quảng cáo. Phim không còn là đứa con của đạo diễn nữa mà chuyển vai trò “phụ mẫu” sang cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất quyết định tất cả, từ việc đầu tư tiền bạc, chọn kịch bản, tuyển diễn viên,… đạo diễn chỉ còn là người làm thuê theo ý ông bà chủ, không được quyền sắp đặt hoặc sáng tạo theo ý mình. Bài toán lợi nhuận chi phối toàn bộ qui trình làm phim với phương châm nhanh và rẻ nên thường dẫn đến hệ quả cho ra đời những sản phẩm cẩu thả, hời hợt.
Bên cạnh sự xuống cấp do yếu tố lợi nhuận chi phối, phim truyền hình ngày càng trở thành là sản phẩm nghiệp dư do thiếu trầm trọng đội ngũ nhân lực có nghề. Trước một nhu cầu quá cao về số lượng đầu phim lên sóng như vậy, việc đào tạo đội ngũ chuyên môn xưa nay vốn đã quá yếu giờ càng thêm thiếu. Cả nước ta hiện nay gần như không có trường chính qui dạy nghề làm phim truyền hình, nên lực lượng hành nghề được qui tụ từ nhiều nguồn, phần đông là tự học theo kiểu “kẻ đi trước rước người đi sau” thông qua kinh nghiệm. Thỉnh thoảng cũng có những lớp đào tạo ngắn ngày do các chuyên gia Hàn quốc, Trung quốc hướng dẫn để rồi dẫn đến hệ quả không thể khác là phim Việt bị Hàn hóa, Hoa hóa, bị đánh mất “quốc tịch” một cách tự nguyện. Những bộ phim được khán giả chấp nhận như Dù gió có thổi (TVM sản xuất, Chánh Phương thực hiện), Bỗng dưng muốn khóc (BHD), Ngõ vắng, Cổng mặt trời (Lasta), Vật chứng mong manh (Hành tinh xanh),… được coi là của hiếm, là chút ánh sáng le lói cuối đường hầm của các đơn vị làm phim tư nhân.
Người ta thường nói, đi mãi sẽ thành đường và có thể coi phim truyền hình Việt là những bước chân đang dọ dẫm mở đường. Trong hành trình khai phá, đã có những bàn chân may mắn đặt đúng vào trái tim người xem cũng như không thể tránh khỏi những dấu chân ngập ngừng, lúng túng, thậm chí lầm lạc. Thế nhưng, để con đường ấy được mở một cách chính xác và khoáng đãng, cần có một đội ngũ vừa có tâm vừa có tầm. Đội ngũ ấy không chỉ là những người làm nghề mà còn bao gồm cả những người quản lý, biết nhìn xa trông rộng, biết đặt lợi ích của người xem lên hàng đầu. Phim truyền hình sẽ khó tồn tại lâu dài nếu như bị nghiệp dư hóa hoặc mải chạy theo đồng tiền, phản bội lại lòng tin yêu của công chúng./.