Lịch sử Điện ảnh Việt Nam và những điều chưa biết
- Thứ ba - 06/11/2012 14:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhà quay phim Khương Mễ và chiếc ghe phòng tối (ảnh tư liệu)
Tháng 10/1947, ở Đồng Tháp Mười (Nam Bộ) đã hình thành một nền Điện ảnh cách mạng.
Ngày 15/10/1947, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 ra quyết định thành lập Tổ Nhiếp ảnh - Điện ảnh Khu 8, trực thuộc Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh khu.
Trong một cuộc triển lãm và mít-ting mừng ngày Độc lập 2/9 năm 1947 tại chợ Thiên Hộ (Đồng Tháp Mười), đồng bào và chiến sĩ đã nhiệt liệt hoan nghênh những hình ảnh do nhà nhiếp ảnh Mai Lộc chụp được như: Chiến thắng đồn Vàm Nước Trong, Chiến thắng trận Dòng Dứa và một số hình ảnh về hành động dã man của giặc Pháp như: chặt đầu, mổ bụng và treo thịt người để bán,… làm cho đồng bào và chiến sĩ vô cùng căm phẫn.
Sau khi triển lãm xong, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Chánh ủy Khu 8 có nhận xét: “Nếu những hình ảnh này mà cử động được thì tác dụng của phim ảnh vô cùng to lớn trong việc động viên đồng bào và chiến sĩ ta”.
Từ đó đồng chí Mai Lộc đề nghị làm nhiếp điện ảnh. Bộ tư lệnh và Phòng Chánh trị cùng anh em làm công tác nhiếp ảnh lo lắng, đắn đo và suy nghĩ rất nhiều:
Một là, đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân khu 8 có nhắc lại câu nói của Hồ Chủ tịch là: “Công cuộc chống giặc ngoại xâm toàn thể đồng bào ta ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng gậy gộc mà đánh giặc”. Càng động viên anh chị em nhiếp điện ảnh rất nhiều.
Hai là, máy móc làm nhiếp điện ảnh, hóa chất và phim nhựa phải mua từ Pháp.
Ba là, ở Đồng Tháp Mười làm gì có điện, nước ở vùng Đồng Tháp Mười quanh năm bị phèn mặn làm sao tráng phim được.
Nếu tập thể quyết tâm đồng thuận thì giải quyết được.
Người làm điện ảnh không có, nhưng có một số anh đang ở Sài Gòn đang làm công nhân tráng phim tài tử cho một cửa hàng của Pháp, có thể kêu gọi họ vào bưng biền được, tiền thì xin của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ và xin những nhà buôn lớn ở Sài Gòn giúp đỡ.
Nhờ người có thế lực đặt hàng từ Paris - Pháp đem về cho ta. Chèo thuyền đến vùng ven Đồng Tháp Mười dọc sông Tiền lấy nước ngọt hoặc hứng nước mưa để tráng phim.
Khi mua được một số phương tiện và nguyên liệu tối cần thiết thì tiến hành thử nghiệm quay phim và tráng thử. Mọi sự bàn tính trước không suôn sẻ. Qua thực tế nó đẻ ra bao khó khăn phức tạp như: tráng phim thì phải làm lạnh thuốc, vậy thì làm cách nào? Để nước để thuốc được lạnh mà không bị thấm nước (vì bây giờ chỉ có phim trực hình “inveersible” là loại phim tráng ra phim thành positif chỉ có một bản độc nhất), tráng phim inveersible yêu cầu giữ vững nhiệt độ một cách nghiêm khắc. Giặc Pháp càn quét vào vùng căn cứ phải bảo quản máy móc thuốc men không để cho địch lấy và tránh ẩm ướt. Nhưng rồi cũng bị mất mát hư hao sau khi địch rút đi đào hầm lấy lên phơi bị lộ, máy bay đem bom xăng liện xuống căn cứ cháy hết. Lúc đó lại một lần nữa đi vận động đồng bào Sài Gòn ủng hộ tiền để mua lại (điển hình là bà Dung, vợ của Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Sở Tài chính Nam Bộ, hiện còn sống ở Sài Gòn). Được máy móc, thuốc men và phim nhựa, Tổ Nhiếp ảnh tiếp tục thí nghiệm đến hoàn chỉnh, hoàn thiện một cách tốt đẹp.
Tháng 3/1948, Tổ Nhiếp điện ảnh thực hiện một phóng sự như: Binh công Xưởng khu 8 (dài 12 phút), trường Lục quân khu 8, trường Thiếu Sinh Quân, Lễ xuất quân Trung đoàn 115, Bộ Tư lệnh Viếng Đội Trọng Pháo khu 8, Quân Nhu khu 8. Lúc bấy giờ, có một chiếc thuyền làm mui kín chèo ra gần vùng địch hậu nhờ dân mua nước đá để làm lạnh thuốc tráng phim. Đó là một sáng kiến buồng tráng lưu động, và để chạy giặc khi tràn vào. Các phim lúc bấy giờ toàn là phim trực hình, chỉ có một bản duy nhất.
Tháng 8/1948, Bộ Tư lệnh quân khu 8 mở chiến trận Mộc Hóa do Tiểu đoàn 307 chủ công, Mộc Hóa là trung tâm Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An trận đánh này chiến thuật là công đồn, đã viện kết hợp vận động chiến và tiêu diệt chiến. Tổ Điện ảnh chia làm 3 tổ quay phim: đồng chí Mai Lộc ở mặt trận đánh bọn tiếp viện từ Campuchia sang, đồng chí Khương Mễ ở mặt trận Công đồn, đồng chí Vũ Sơn ở mặt trận đánh bọn tiếp viện từ sông Vàm Cỏ Tây.
Tháng 12/1948, ra mắt phim “Trận Mộc Hóa” do Hội nghị Quân chính Đảng toàn Nam Bộ tại Kinh Dương Văn Dương (Đồng Tháp Mười) nhân ngày bế mạc. Một sự kiện văn hóa hết sức quan trọng và hiện đại, lần đầu tiên ra mắt đồng bào vùng Đồng Tháp Mười và cán bộ chiến sĩ. Một sự kiện hằng mấy đời nay chưa bao giờ thấy (chớp bóng). Các nhà báo, các người trí thức và văn nghệ sĩ Sài Gòn xuống cũng rất bất ngờ, không hiểu sao Việt Minh làm được việc này.
Khi chiếu phim xong, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Bạch, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ đứng lên tôn vinh anh chị em làm điện ảnh và nói: “Cần phải chiếu những hình ảnh này thật nhiều cho đồng bào xem động viên đồng bào và chiến sĩ sẵn sàng tham gia giết giặc lập công”.
Lại đẻ ra một vấn đề mới là muốn phổ biến điện ảnh phải in ra nhiều bản phim và thêm nhiều đội chiếu bóng đi các nơi, mà bây giờ ta có một bản phim trực hình trận Mộc Hóa duy nhất thì phải làm sao nếu không in được, bản phim chiếu nhiều quá thì sẽ rách hết. Anh em trong tổ quyết tâm thực hiện theo lời của cấp trên, in nhiều bản phim và tổ chức nhiều phim, anh em đề ra khẩu hiệu muốn làm điện ảnh được thì phải làm được phim.
Tìm tòi và suy nghĩ nhưng tổ nhiếp điện ảnh có hai quyển sách gói đầu giường là Ciné Allawach Prisma và Cinnéas Amateur. Sách này in tại Pháp, anh em đọc sách và lần mò làm theo hoặc cải tiến cho phù hợp hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nhưng về in phim thì chỉ có máy và điện 220W thì mới làm được. Do đó, sau nhiều ngày, anh Khương Mễ lại về Sài Gòn mà không phải ai khác (vì vấn đề chuyên môn). Anh đi khắp Sài Gòn trong hai tuần lễ tìm những hiệu bán máy móc cũ. Mua được máy quay phim cũ hiệu Kodak đem về cắt một khe trên một khe dưới thân máy cho phim âm bản luồn vào chạy từ trên xuống dưới ở ngoài sáng, thí nghiệm nhiều lần kết quả tốt.
Một quy trình thay đổi quan trọng là bỏ toàn bộ phim trực hình mà bây giờ phải sản xuất bằng phim âm bản và dương bản. Một mặt phải giải quyết những phim đã quay trước bằng phim trực hình là in từ phim hình (như trận Mộc Hóa) và các phim khác thành phim Dupnegatif rồi in hàng loạt. Lúc bấy giờ tráng phim cũng đơn giản hơn không đòi hỏi nhiệt độ quá khắt khe như phim trực hình, cải tiến bài thuốc định hình vừa làm định hình vừa cứng mặt phim. Vả lại, lúc bấy giờ các nhà sản xuất phim có làm một loại phim cho vùng Nhiệt Đới đóng dấu (tropical).
Thời kì phát triển nhất của Điện ảnh Khu 8 là sau khi hoàn chỉnh máy in phim quay phim bằng phim négatif phim được phổ biến nhiều bản nhiều đầu phim gửi Điện ảnh Khu 9, Điện ảnh Khu 7, Điện ảnh Cực Nam Trung Bộ (khu 6) gửi ra Trung Ương, gửi đi dự hội nghị liên hoan thanh niên thế giới và tăng cường đội chiếu phim ở Khu 8.
Tháng 3/1949, Tổ Nhiếp Điện ảnh khu 8 hoàn thành phim Trận La Ban dài 15 phút, do Tiểu đoàn 307 đánh đồn La Ban (thuộc Trà Vinh), do anh Khương Mễ và Vũ Sơn quay.
Cuối tháng 11/1949, làm phóng sự chiến dịch Cầu Kè. Tháng giêng năm 1950, làm chiến dịch Trà Vinh. Những phim này chiếu rất rộng rãi toàn miền Nam, do anh Khương Mễ, Nguyễn Đảnh quay.
Ở Khu 9 thì cũng bắt đầu làm phim từ tháng 4/1949, do ông Phan Trọng Tuệ, Chánh ủy Khu 9 sau khi xem phim trận Mộc Hóa ở Khu 8, ông đến Tổ Nhiếp điện ảnh xin trình bày cách làm phim và bản dự trù mua máy phim thuốc về phổ biến cho anh em Nhiếp ảnh Khu 9 tìm hiểu làm phim (Tổ ciné Khu 9). Trong thời gian từ 1949 đến năm 1950, Tổ ciné Khu 9 làm được một số phóng sự bằng phim trực hình như: Một chuyến liên lạc quân sự, Dân quân đáp cảng trận Bố Thảo, Trường quân chính Khu 9, Đoàn quân xuyên Tây.
Năm 1950, Tổ Nhiếp Điện ảnh Khu 8 cử anh Phạm Học lên Khu 7 hướng dẫn anh em Khu 7 làm phim. Giữa năm 1950, có gửi về Khu 8 300 mét phim sau khi tráng phim bị hỏng do lắp máy không cẩn thận (Fillart). Không ghi được trận đánh nào nhưng có quay các trận như sau: Bầu Bàng, Bầu Cỏ. Lúc bấy giờ ở Khu 7 chỉ có chiếu phim chứ không làm được phim.
Năm 1950, anh Nguyễn Văn Khánh của Điện ảnh Khu 6 (cực Nam Trung Bộ) vào Điện ảnh Khu 8 học làm phim và trở về làm một số phim ngắn như: Nơi sản xuất nước Mắm, Chiến khu Lê Hồng Phong…
Giữa năm 1950, Điện ảnh khu 9 cử anh Đoàn và anh Hiền ra Việt Bắc quay Đại hội Đảng lần thứ 2 và sinh hoạt của Hồ Chủ Tịch ở chiến khu Việt Bắc, đem sang Trung Quốc in tráng, đến đầu năm 1953 mới đem về chiếu cho đồng bào xem. Điện ảnh Khu 8 cử anh Mai Lộc, Nguyễn Phụ Cấp theo đoàn quân đội. Đến 1952 Mai Lộc làm phim tài liệu dài 240 phút “Một tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam” được chiến đấu ở Việt Nam và Trung Quốc cùng một số nước XHCN khác.
Đến năm 1951, Tổ Nhiếp Điện ảnh khu 8 làm một phim truyện lấy tên là “Hết Đời Đế Quốc” là phim thực tập của toàn Tổ Nhiếp điện ảnh.
Năm 1952, làm phim “Một năm Filatop” loại phim khoa học do Khương Mễ và Lý Cương, Hồ Tây thực hiện để kỷ niệm một năm thực hiện sản xuất Filatop ở Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thiện Thành bào chế.
Đã có một nền điện ảnh như thế trong gian khổ, từ trong lửa đạn mà hình thành đóng góp phần giáo dục động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 15/10/1947, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 ra quyết định thành lập Tổ Nhiếp ảnh - Điện ảnh Khu 8, trực thuộc Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh khu.
Trong một cuộc triển lãm và mít-ting mừng ngày Độc lập 2/9 năm 1947 tại chợ Thiên Hộ (Đồng Tháp Mười), đồng bào và chiến sĩ đã nhiệt liệt hoan nghênh những hình ảnh do nhà nhiếp ảnh Mai Lộc chụp được như: Chiến thắng đồn Vàm Nước Trong, Chiến thắng trận Dòng Dứa và một số hình ảnh về hành động dã man của giặc Pháp như: chặt đầu, mổ bụng và treo thịt người để bán,… làm cho đồng bào và chiến sĩ vô cùng căm phẫn.
Sau khi triển lãm xong, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Chánh ủy Khu 8 có nhận xét: “Nếu những hình ảnh này mà cử động được thì tác dụng của phim ảnh vô cùng to lớn trong việc động viên đồng bào và chiến sĩ ta”.
Từ đó đồng chí Mai Lộc đề nghị làm nhiếp điện ảnh. Bộ tư lệnh và Phòng Chánh trị cùng anh em làm công tác nhiếp ảnh lo lắng, đắn đo và suy nghĩ rất nhiều:
Một là, đồng chí Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân khu 8 có nhắc lại câu nói của Hồ Chủ tịch là: “Công cuộc chống giặc ngoại xâm toàn thể đồng bào ta ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng gậy gộc mà đánh giặc”. Càng động viên anh chị em nhiếp điện ảnh rất nhiều.
Hai là, máy móc làm nhiếp điện ảnh, hóa chất và phim nhựa phải mua từ Pháp.
Ba là, ở Đồng Tháp Mười làm gì có điện, nước ở vùng Đồng Tháp Mười quanh năm bị phèn mặn làm sao tráng phim được.
Nếu tập thể quyết tâm đồng thuận thì giải quyết được.
Người làm điện ảnh không có, nhưng có một số anh đang ở Sài Gòn đang làm công nhân tráng phim tài tử cho một cửa hàng của Pháp, có thể kêu gọi họ vào bưng biền được, tiền thì xin của Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ và xin những nhà buôn lớn ở Sài Gòn giúp đỡ.
Nhờ người có thế lực đặt hàng từ Paris - Pháp đem về cho ta. Chèo thuyền đến vùng ven Đồng Tháp Mười dọc sông Tiền lấy nước ngọt hoặc hứng nước mưa để tráng phim.
Khi mua được một số phương tiện và nguyên liệu tối cần thiết thì tiến hành thử nghiệm quay phim và tráng thử. Mọi sự bàn tính trước không suôn sẻ. Qua thực tế nó đẻ ra bao khó khăn phức tạp như: tráng phim thì phải làm lạnh thuốc, vậy thì làm cách nào? Để nước để thuốc được lạnh mà không bị thấm nước (vì bây giờ chỉ có phim trực hình “inveersible” là loại phim tráng ra phim thành positif chỉ có một bản độc nhất), tráng phim inveersible yêu cầu giữ vững nhiệt độ một cách nghiêm khắc. Giặc Pháp càn quét vào vùng căn cứ phải bảo quản máy móc thuốc men không để cho địch lấy và tránh ẩm ướt. Nhưng rồi cũng bị mất mát hư hao sau khi địch rút đi đào hầm lấy lên phơi bị lộ, máy bay đem bom xăng liện xuống căn cứ cháy hết. Lúc đó lại một lần nữa đi vận động đồng bào Sài Gòn ủng hộ tiền để mua lại (điển hình là bà Dung, vợ của Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Sở Tài chính Nam Bộ, hiện còn sống ở Sài Gòn). Được máy móc, thuốc men và phim nhựa, Tổ Nhiếp ảnh tiếp tục thí nghiệm đến hoàn chỉnh, hoàn thiện một cách tốt đẹp.
Tháng 3/1948, Tổ Nhiếp điện ảnh thực hiện một phóng sự như: Binh công Xưởng khu 8 (dài 12 phút), trường Lục quân khu 8, trường Thiếu Sinh Quân, Lễ xuất quân Trung đoàn 115, Bộ Tư lệnh Viếng Đội Trọng Pháo khu 8, Quân Nhu khu 8. Lúc bấy giờ, có một chiếc thuyền làm mui kín chèo ra gần vùng địch hậu nhờ dân mua nước đá để làm lạnh thuốc tráng phim. Đó là một sáng kiến buồng tráng lưu động, và để chạy giặc khi tràn vào. Các phim lúc bấy giờ toàn là phim trực hình, chỉ có một bản duy nhất.
Tháng 8/1948, Bộ Tư lệnh quân khu 8 mở chiến trận Mộc Hóa do Tiểu đoàn 307 chủ công, Mộc Hóa là trung tâm Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An trận đánh này chiến thuật là công đồn, đã viện kết hợp vận động chiến và tiêu diệt chiến. Tổ Điện ảnh chia làm 3 tổ quay phim: đồng chí Mai Lộc ở mặt trận đánh bọn tiếp viện từ Campuchia sang, đồng chí Khương Mễ ở mặt trận Công đồn, đồng chí Vũ Sơn ở mặt trận đánh bọn tiếp viện từ sông Vàm Cỏ Tây.
Tháng 12/1948, ra mắt phim “Trận Mộc Hóa” do Hội nghị Quân chính Đảng toàn Nam Bộ tại Kinh Dương Văn Dương (Đồng Tháp Mười) nhân ngày bế mạc. Một sự kiện văn hóa hết sức quan trọng và hiện đại, lần đầu tiên ra mắt đồng bào vùng Đồng Tháp Mười và cán bộ chiến sĩ. Một sự kiện hằng mấy đời nay chưa bao giờ thấy (chớp bóng). Các nhà báo, các người trí thức và văn nghệ sĩ Sài Gòn xuống cũng rất bất ngờ, không hiểu sao Việt Minh làm được việc này.
Khi chiếu phim xong, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Bạch, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ đứng lên tôn vinh anh chị em làm điện ảnh và nói: “Cần phải chiếu những hình ảnh này thật nhiều cho đồng bào xem động viên đồng bào và chiến sĩ sẵn sàng tham gia giết giặc lập công”.
Lại đẻ ra một vấn đề mới là muốn phổ biến điện ảnh phải in ra nhiều bản phim và thêm nhiều đội chiếu bóng đi các nơi, mà bây giờ ta có một bản phim trực hình trận Mộc Hóa duy nhất thì phải làm sao nếu không in được, bản phim chiếu nhiều quá thì sẽ rách hết. Anh em trong tổ quyết tâm thực hiện theo lời của cấp trên, in nhiều bản phim và tổ chức nhiều phim, anh em đề ra khẩu hiệu muốn làm điện ảnh được thì phải làm được phim.
Tìm tòi và suy nghĩ nhưng tổ nhiếp điện ảnh có hai quyển sách gói đầu giường là Ciné Allawach Prisma và Cinnéas Amateur. Sách này in tại Pháp, anh em đọc sách và lần mò làm theo hoặc cải tiến cho phù hợp hoàn cảnh lúc bấy giờ. Nhưng về in phim thì chỉ có máy và điện 220W thì mới làm được. Do đó, sau nhiều ngày, anh Khương Mễ lại về Sài Gòn mà không phải ai khác (vì vấn đề chuyên môn). Anh đi khắp Sài Gòn trong hai tuần lễ tìm những hiệu bán máy móc cũ. Mua được máy quay phim cũ hiệu Kodak đem về cắt một khe trên một khe dưới thân máy cho phim âm bản luồn vào chạy từ trên xuống dưới ở ngoài sáng, thí nghiệm nhiều lần kết quả tốt.
Một quy trình thay đổi quan trọng là bỏ toàn bộ phim trực hình mà bây giờ phải sản xuất bằng phim âm bản và dương bản. Một mặt phải giải quyết những phim đã quay trước bằng phim trực hình là in từ phim hình (như trận Mộc Hóa) và các phim khác thành phim Dupnegatif rồi in hàng loạt. Lúc bấy giờ tráng phim cũng đơn giản hơn không đòi hỏi nhiệt độ quá khắt khe như phim trực hình, cải tiến bài thuốc định hình vừa làm định hình vừa cứng mặt phim. Vả lại, lúc bấy giờ các nhà sản xuất phim có làm một loại phim cho vùng Nhiệt Đới đóng dấu (tropical).
Thời kì phát triển nhất của Điện ảnh Khu 8 là sau khi hoàn chỉnh máy in phim quay phim bằng phim négatif phim được phổ biến nhiều bản nhiều đầu phim gửi Điện ảnh Khu 9, Điện ảnh Khu 7, Điện ảnh Cực Nam Trung Bộ (khu 6) gửi ra Trung Ương, gửi đi dự hội nghị liên hoan thanh niên thế giới và tăng cường đội chiếu phim ở Khu 8.
Tháng 3/1949, Tổ Nhiếp Điện ảnh khu 8 hoàn thành phim Trận La Ban dài 15 phút, do Tiểu đoàn 307 đánh đồn La Ban (thuộc Trà Vinh), do anh Khương Mễ và Vũ Sơn quay.
Cuối tháng 11/1949, làm phóng sự chiến dịch Cầu Kè. Tháng giêng năm 1950, làm chiến dịch Trà Vinh. Những phim này chiếu rất rộng rãi toàn miền Nam, do anh Khương Mễ, Nguyễn Đảnh quay.
Ở Khu 9 thì cũng bắt đầu làm phim từ tháng 4/1949, do ông Phan Trọng Tuệ, Chánh ủy Khu 9 sau khi xem phim trận Mộc Hóa ở Khu 8, ông đến Tổ Nhiếp điện ảnh xin trình bày cách làm phim và bản dự trù mua máy phim thuốc về phổ biến cho anh em Nhiếp ảnh Khu 9 tìm hiểu làm phim (Tổ ciné Khu 9). Trong thời gian từ 1949 đến năm 1950, Tổ ciné Khu 9 làm được một số phóng sự bằng phim trực hình như: Một chuyến liên lạc quân sự, Dân quân đáp cảng trận Bố Thảo, Trường quân chính Khu 9, Đoàn quân xuyên Tây.
Năm 1950, Tổ Nhiếp Điện ảnh Khu 8 cử anh Phạm Học lên Khu 7 hướng dẫn anh em Khu 7 làm phim. Giữa năm 1950, có gửi về Khu 8 300 mét phim sau khi tráng phim bị hỏng do lắp máy không cẩn thận (Fillart). Không ghi được trận đánh nào nhưng có quay các trận như sau: Bầu Bàng, Bầu Cỏ. Lúc bấy giờ ở Khu 7 chỉ có chiếu phim chứ không làm được phim.
Năm 1950, anh Nguyễn Văn Khánh của Điện ảnh Khu 6 (cực Nam Trung Bộ) vào Điện ảnh Khu 8 học làm phim và trở về làm một số phim ngắn như: Nơi sản xuất nước Mắm, Chiến khu Lê Hồng Phong…
Giữa năm 1950, Điện ảnh khu 9 cử anh Đoàn và anh Hiền ra Việt Bắc quay Đại hội Đảng lần thứ 2 và sinh hoạt của Hồ Chủ Tịch ở chiến khu Việt Bắc, đem sang Trung Quốc in tráng, đến đầu năm 1953 mới đem về chiếu cho đồng bào xem. Điện ảnh Khu 8 cử anh Mai Lộc, Nguyễn Phụ Cấp theo đoàn quân đội. Đến 1952 Mai Lộc làm phim tài liệu dài 240 phút “Một tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam” được chiến đấu ở Việt Nam và Trung Quốc cùng một số nước XHCN khác.
Đến năm 1951, Tổ Nhiếp Điện ảnh khu 8 làm một phim truyện lấy tên là “Hết Đời Đế Quốc” là phim thực tập của toàn Tổ Nhiếp điện ảnh.
Năm 1952, làm phim “Một năm Filatop” loại phim khoa học do Khương Mễ và Lý Cương, Hồ Tây thực hiện để kỷ niệm một năm thực hiện sản xuất Filatop ở Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thiện Thành bào chế.
Đã có một nền điện ảnh như thế trong gian khổ, từ trong lửa đạn mà hình thành đóng góp phần giáo dục động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.