Tuần phim Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015

HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM MỜI XEM PHIM TUẦN PHIM các xuất chiếu từ 9 giờ ngày 23 đến ngày 27/11/2015 QUẢNG BÁ TÁC PHẨM & CHÀO MỪNG LIÊN HOAN PHIM LẦN THỨ 19 (xem phim miễn phí tại rạp số 4 - cụm rạp Cinestar - số 271 Nguyễn Trãi quận 1 - TP.HCM) Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh chọn ngày Nam bộ Kháng chiến – ngày 23-9-2015 để Khai mạc tuần phim trong năm 2015. Tuần chiếu phim nhằm quảng bá tác phẩm mang dấu ấn trong lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam, quảng bá những phim tài liệu được giải thưởng, ca ngợi những con người vì sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

1/ "Thầu Chín ở Xiêm" Khai mạc tuần phim (ngày 23/11)

Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh chọn phim “Thầu chín ở Xiêm” là phim khai mạc cho tuần phim bởi bộ phim có nội dung và ý nghĩa khá đặc biệt. Phim do hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất, Bùi Tuấn Dũng là đạo diễn. Phim không chỉ khắc họa những dấu ấn lịch sử buổi ban đầu nhiều gian nan, thử thách của những người Việt Nam yêu nước, tiến bộ chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn khơi gợi lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc, đặc biệt là kiều bào ta ở Thái Lan.
Nhân vật trung tâm của bộ phim là “Thầu Chín” - bí danh của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người từ châu Âu trở về Thái Lan hoạt động cách mạng. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ 38 tuổi, trở về Thái Lan với một nhiệm vụ chính trị quan trọng là cùng những cộng sự của mình xây dựng cơ sở cách mạng trên đất Thái, chuẩn bị cho sự hợp nhất 3 tổ chức Đảng, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bộ phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đã ghi lại khá chân thực những bước chân của Bác từ Băng Cốc đến Phì Chịt, Udon Thani, Sacon Nakhon … Đặc biệt là những ngày tháng sống ở bản Mạy thuộc tỉnh Nakhon Phannom, nơi có nhiều bà con người Việt từ Thanh Hóa sang định cư.

Nhân dịp công chiếu lại “Thầu chín ở Xiêm” vào tuần phim của Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh năm nay, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cũng có mặt ở đây với chúng ta.

2. Về phim “Chung một dòng sông” (ngày 24/11)
Chung một dòng sông là bộ phim năm 1959 của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (tức Phạm Kỳ Nam) doHãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam
Đề tài của Chung một dòng sông là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra khi đó. Theo Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thanh giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam - Bắc của Việt Nam. Hai nhân vật Hoài và Vận yêu nhau từ hồi cùng trong Chiến tranh Việt-Pháp. Sau 1954 họ định làm lễ cưới, nhưng khi thuyền của nhà trai sang bờ Nam đón dâu thì cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ. Mối tình của họ bị ngăn cản.
Chung một dòng sông đã đề cập tới một vấn đề nóng bỏng của thời gian đó. Đề tài chia cắt này cũng gặp nhiều trong văn học nghệ thuật ở cả miền Nam và miền Bắc như ca khúc Câu hò bên bến Hiền Lương của Hoàng Hiệp, Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn.
Bộ phim được công chiếu lần đầu ngày 20 tháng 7 năm 1959.

3/ Bao giờ cho đến tháng Mười (Ngày 25/11)
Bao giờ cho đến tháng Mười là một bộ phim tâm lý của đạo diễn Đặng Nhật Minh, ra mắt lần đầu năm 1984.
Bộ phim đã được bình chọn là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam. Ngày 15 tháng 9 năm 2008, CNNđánh giá "Bao giờ cho đến tháng Mười" là một trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc mọi thời đại.[1][2] Lấy nhân vật chính là người phụ nữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã góp phần làm tăng vẻ đẹp thầm kín cao cả trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Bao giờ cho đến tháng mười là một bộ phim mang nhiều bản sắc dân tộc, một bộ phim thành công của điện ảnh Việt Nam những năm đầu thập niên 1980.

4/ Về phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (Ngày 26/11)
Bộ phim vừa được công chiếu vào tháng 10 năm nay, mở ra một hướng mới cho dòng về gia đình đoạt doanh thu cao tại các rạp trên toàn quốc. Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đạt doanh thu 69 tỷ 45 triệu đồng sau gần 1 tháng công chiếu. Trong đó doanh thu ngày cao điểm từ phòng chiếu lên tới 5 tỷ đồng đã gây bất ngờ cho những nhà làm phim, nhà quản lý.
Đây là bộ phim được Cục Điện ảnh đặt hàng với nguồn kinh phí đầu tư chính của Nhà nước, phần còn lại từ Công ty Galaxy M&E, Saigon Concert và Phương Nam Phim. Kịch bản phim được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (tác phẩm đoạt giải văn chương ASEAN và lập kỷ lục xuất bản khi được tái bản ngay trong ngày đầu ra mắt).

5/ Về phim “Mỹ nhân” (Ngày 27/11)
Phim Mỹ Nhân được chuyển thể từ tiểu thuyết của Văn Lê, cốt truyện lấy bối cảnh thế kỷ 17, kể về tình yêu của chúa Nguyễn Phúc Tần (Quách Ngọc Ngoan) với ca nương Thị Thừa (Triệu Thị Hà). Thị Thừa vốn là ca nương, được Phúc Tần yêu mến và đưa về dinh thự chăm sóc. Khi ông giới thiệu vợ với quân thần, các quan lo sợ chúa mê đắm sắc dục, để giang sơn lâm nguy. Sau đó, chúa sai người dìm chết Thị Thừa trên sông và sống với nỗi dằn vặt với nhiều cơn ác mộng. 
Tuyến truyện song song khai thác cuộc tình của chúa Nguyễn Phúc Lan (Trọng Hải) và chị dâu Tống Thị (Kim Hiền). Tống Thị là người đàn bà xinh đẹp, cơ mưu, tham vọng quyền lực, tìm mọi thủ đoạn để lũng đoạn triều chính, nhằm cướp ngôi chúa về cho con trai nhưng bất thành. Bà bị Phúc Tần phát hiện và chém đầu.
Bộ phim đang được chiếu ở các rạp trên toàn quốc, phim do đạo diễn trẻ Đinh Thái Thụy làm đạo diễn.

Tác giả bài viết: văn phòng Hội