Diễn viên Hồng Ánh
Diễn xuất chung (căn bản sân khấu) | Diễn xuất cho phim |
Hành động là phương tiện nghệ thuật và diễn là ngôn ngữ thứ nhất kèm lời thoại |
Hình ảnh là ngôn ngữ chủ đạo (phá tan không gian sân khấu, gần không gian thường) tìm ra hành vi (động lực bên trong, tinh tế). |
Đặc điểm: Diễn xuất sân khấu là phô diễn. | Đặc điểm: Diễn xuất cho phim là sống thực |
Khoảng cách diễn đạt với những đặc điểm của sân khấu là những điểm nhìn đơn. Nên trong thực tế, phần lớn khán giả phải dựa vào những động tác hình thể có thể nhìn thấy được và những ngôn ngữ có thể nghe thấy được để cảm nhận tâm lý vai diễn của sân khấu, đặc biệt là quan sát ánh mắt rất khó khăn. Cho nên trong sân khấu tổ chức hình thể và hành động phải rõ rệt, cho nên diễn xuất sân khấu chỉ cần các động tác hình thể và ngôn ngữ của vai diễn là đủ. | Trong khi đó, diễn xuất của điện ảnh có thể miêu tả những chi tiết và tâm hồn nhân vật bằng những cảnh đặc tả à làm cho khán giả xích lại gần hơn nữa 1 bước không chỉ với nhân vật mà với tâm hồn nhân vật. |
Diễn xuất sân khấu cho phép trình diễn sự việc với nhiều mức độ cường điệu và cách điệu. | Diễn xuất cho phim yêu cầu trình diễn sự việc như thật. |
Diễn xuất sân khấu có sự khác biệt với cuộc sống thật và không yêu cầu nó phải giống như thật. Sự việc trên sân khấu được khán giả tiếp nhận như một sự việc được diễn tả lại hay được thể hiện nên. | Diễn xuất cho phim thiên về hướng hành xử như đang sống. |
Diễn những cảnh dài, liên tục, trọn màn | Diễn những cảnh ngắn, lẻ tẻ: khi hình ảnh là ngôn ngữ chủ đạo thì diễn có vai trò phục vụ cho việc thu hình. Một diễn tiến dài bị cắt ra rất nhiều cảnh lẻ, do đó không thể diễn liên tục. |
Vì diễn liên tục và chỉ diễn 1 lần nên bắt buộc phải diễn theo thứ tự của sự việc | Không theo thứ tự của sự việc khi diễn. Một cảnh diễn là một trích đoạn ngắn (có khi cực ngắn) của sự kiện trong phim, được thực hiện bất kỳ và không theo thứ tự, vì tùy kỹ thuật thu hình và dàn cảnh,… |
Bất kỳ hành động diễn nào của diễn viên đều có ý nghĩa. Diễn xuất liên tục và có thời gian để nuôi cảm xúc từ từ. | Những cảnh có tính chất là những màn diễn cực ngắn. Có những cảnh phim chỉ kéo dài vài giây, thậm chí chưa tới 1 giây. Người ta cần có khi chỉ là một nét phản ứng của diễn viên. Có khi người ta diễn dài chỉ để chọn lấy một giây diễn. |
Không gian diễn lệ thuộc vào phạm vi của sân khấu, thời gian và không gian diễn mang tính ước lệ. | Không gian diễn lệ thuộc vào phạm vi hình ảnh. Cỡ cảnh không phụ thuộc vào khoảng cách xa gần thông thường, mà phụ thuộc vào đặc điểm tạo hình của ống kính. Diễn xuất không hoàn toàn phụ thuộc ý muốn và kiểm soát của diễn viên, mà tùy thuộc vào cỡ cảnh, phạm vi thu hình mà có cách diễn phù hợp. |
Khán giả chỉ ở một hướng nào đó cố định Vì khoảng cách giữa người xem đến diễn viên rất xa, và để người xem nhìn thấy cảm xúc biểu lộ ra ngoài, người diễn viên sân khấu phải phóng đại toàn bộ cảm xúc của mình. Mọi hoạt động trên cơ mặt phải đẩy lên hàng chục, hàng trăm lần. Ngay cả âm lượng của giọng nói cũng phải được khuếch đại. |
Không định hướng diễn cố định theo vị trí khán giả sân khấu. Diễn cho phim không có một khán giả ngồi ở một chỗ cố định, mà là khán giả vô hình, có mặt bất cứ đâu cần thiết và có thể. Về mặt kỹ thuật phải hiểu “Máy quay là con mắt của khán giả” có thể quan sát nhân vật từ mọi phía. Định hướng diễn lệ thuộc mạnh vào sự điều chỉnh của hình ảnh. Phải có khả năng tưởng tượng về không gian sự kiện thật rõ. |
chỉ có một cơ hội duy nhất để diễn cho từng khoảnh khắc | Diễn nhiều lần chọn một. Điều này tạo ra nhiều khả năng diễn khác nhau. Hoặc tập thuần thục, điêu luyện đến tinh xảo từng cảnh diễn ngắn. Hoặc có thể diễn nhiều cách, thể nghiệm khác nhau để lựa chọn. |
Ứng diễn, ngẫu hứng là một cung cách sáng tạo của nghệ thuật diễn xuất sân khấu | Diễn “xuất thần”: diễn phim không lệ thuộc vào nuôi dưỡng nội tâm dài lâu và không lệ thuộc vào kỹ thuật giữ trạng thái vừa nhập vai, vừa tự chủ. Diễn cho phim có thể là “sống thật”, trong thời gian ngắn của cảnh quay phải nhập trọn vẹn, thật sự vào vai trò. Trường hợp khác là có nội tâm thật sự của cá nhân diễn viên, nhưng phù hợp với nội tâm nhân vật trong thời gian ngắn của cảnh đó. |
Chịu sự ảnh hưởng của khán giả khi diễn. Quan hệ diễn xuất và khán giả là mối quan hệ vừa gián tiếp vừa trực tiếp. Người diễn viên trong vai trò của nhân vật có không ít cảnh giao lưu trực tiếp với người xem, coi người xem như một vai diễn. | Diễn không có ảnh hưởng của khán giả. Điều này có lợi hay hại là tùy vào phong cách người diễn. Diễn phim là phải tập làm quen với không khí làm việc của một khán giả đặc biệt: đạo diễn. Diễn không có người xem mở ra khả năng diễn tả những khu vực riêng tư, tinh tế nhất của đời sống. |
Kỹ thuật biểu diễn của sân khấu hoàn toàn không thích hợp với cận cảnh. Sự diễn tả ra nội tâm qua nét mặt cho phép cường điệu. | Cận cảnh – đòi hỏi một nội tâm thật. Nhiều nét tinh tế của xúc cảm chỉ xuất phát từ chỗ có nội tâm thật mới hiện lên mặt, phải hình thành một xúc cảm nội tâm thật cao hơn yêu cầu của diễn sân khấu. Kỹ thuật “phóng đại” bằng cảnh đặc tả của phim mở ra khả năng thể hiện chiều sâu nội tâm. Ở những cảnh cận, diễn viên phải tiết chế tối đa bởi chỉ một rung động nhỏ, một di chuyển nhỏ của cơ mắt, một cái chớp mắt, một cái giật môi cũng được ghi lại rõ nét trước máy quay. |
Hành động diễn, hành vi của diễn viên đều có ý nghĩa và được khán giả theo dõi trực tiếp và liên tục. | Diễn xuất đa nghĩa - vô nghĩa. Có rất nhiều hành vi, cử chỉ có thể có rất nhiều ý nghĩa, tùy từng mối quan hệ. Kỹ thuật cắt hình, dựng phim ý nghĩa của cảnh mới rõ. |
Diễn xuất sân khấu có được sự tự do về mặt di chuyển trên phạm vi sân khấu và hành động diễn do chính diễn viên làm chủ. | Diễn phục vụ nhu cầu, kỹ thuật làm phim. Diễn cho phim có thể lệ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và điều động của các loại chuyên môn kỹ thuật làm phim. Có thể xử lý diễn không bình thường để có hiệu quả như thật. Người diễn viên phải đối diện với máy quay và hàng chục, hàng trăm con người khác đứng xung quanh, ngay kế bên họ, với đèn chiếu sáng hắt vào mặt. Họ không được di chuyển tuỳ tiện - mọi thứ đều phải diễn tập và diễn ra đúng như những gì đã diễn tập. |
Diễn viên chịu trách nhiệm với vai diễn của mình từ đầu đến cuối. | Diễn thay thế - bị diễn thay thế: gồm các loại sau: - Diễn gián cách: diễn phản ứng (có thể diễn thay cho người diễn hành động mà diễn quá tệ) - Diễn bóng: bóng đen thay nhân vật - Cascadeur: diễn thay cảnh nguy hiểm |
Diễn xuất sân khấu, mỗi lần diễn lại trước những khán giả khác, người diễn viên lại rút kinh nghiệm từ lần diễn trước và sẽ có những di chuyển khác nhau, những động tác khác nhau. Họ phải tìm cho mình những sự khám phá bất ngờ và đem đến cho bạn diễn của mình những khám phá bất ngờ để giữ cho cảm xúc của họ luôn tươi mới. | Diễn viên có thể xem lại chính mình. Qua video nháp là một cách để diễn viên xem lại ngay mình đã diễn như thế nào để đánh giá rút kinh nghiệm. |
Ý kiến bạn đọc